Sự ổn định của thị trường đất nền dự án long phước luôn là vấn đề then chốt và có những ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả điều hành nền kinh tế. Tình trạng BĐS “đóng băng” ở Việt Nam hiện nay đã ảnh hưởng sâu tới toàn bộ nền kinh tế, làm giảm thu nhập quốc dân, suy giảm tổng cầu, tăng thất nghiệp. Bài viết đề xuất một số giải pháp tháo gỡ cho thị trường BĐS hiện nay.


Thị trường BĐS là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi, cho thuê, thế chấp, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS theo quy luật thị trường và trải qua quá trình hình thành, phát triển gồm 4 giai đoạn: sơ khởi, tập trung hóa, tiền tệ hóa và tài chính hóa. Tuy nhiên, do đặc điểm của mỗi nền kinh tế, tính chất và thời gian của mỗi giai đoạn phát triển của thị trường BĐS có thể khác nhau. Đối với các nền kinh tế phát triển, thị trường BĐS đều đã phát triển qua cả 4 giai đoạn trên, các tài sản BĐS đã được chứng khoán hóa với tỷ lệ rất cao. Còn ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi, với việc áp dụng liệu pháp “sốc” thị trường BĐS cũng đã ở cấp độ tài chính hóa. Ở Việt Nam, thị trường này được đánh giá đang bắt đầu trong giai đoạn tiền tệ hóa.

Ở trạng thái bình thường, dòng tiền trong các giao dịch alibaba long phước diễn ra đều đặn, liên tục giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên, khi các giao dịch mua bán này không được thực hiện hoặc với mức độ rất thấp sẽ tạo ra trạng thái “đóng băng” trên thị trường. Thị trường BĐS Việt Nam cũng đã trải qua những trạng thái này trong quá trình phát triển. Từ năm 1990 đến nay, thị trường BĐS nước ta đã trải qua nhiều thời điểm “sốt” và “đóng băng” khác nhau. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, thị trường đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải và khó khăn, gần như bất động với lượng hàng tồn kho rất lớn. Tính đến cuối năm 2013, thị trường BĐS còn tồn kho gần 30.000 căn hộ và hơn 1 triệu m2 đất nền, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với giá trị tồn kho ước tính trên hàng chục ngàn tỷ đồng.

Nguyên nhân của hiện tượng này, bên cạnh tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn do những yếu kém trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô như những bất cập trong hệ thống chính sách tiền tệ và ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP thấp, sức mua hay tổng cầu nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế chậm hơn so với kế hoạch, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao và có những biến động phức tạp, hạn chế sự khơi thông nguồn vốn cho thị trường. Vấn đề quan trọng hơn và đáng quan ngại hiện nay đó là việc đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường, sự thiếu minh bạch và lỏng lẻo trong cơ chế giám sát các dự án đầu tư, tâm lý ảo tưởng về sự bền vững siêu lợi nhuận của thị trường dẫn tới việc mở rộng tín dụng quá mức trong thời gian trước đã tác động ngược trở lại đe dọa sự phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Xung quanh câu chuyện về giải cứu bất động sản, tại phiên họp của Chính phủ mới đây, Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng liên tiếp nêu ra các câu hỏi nhằm vào những vấn đề “nóng” của “ngành nhà đất”. Theo ông, mấu chốt để thị trường bất động sản phục hồi là phải giảm giá nhà đất. Do đó, để tháo gỡ vướng mắc này, giải pháp hữu hiệu nhất là các chủ đầu tư phải tiếp tục giảm giá. “Giá bất động sản vẫn quá cao và chẳng nên giải cứu khi bản thân các chủ đầu tư chỉ chờ được Chính phủ hỗ trợ, ngân hàng giãn nợ, khoanh nợ”, vị này nhấn mạnh. Cũng theo Bộ trưởng bộ GTVT, giá căn hộ, giá nhà hiện nay tính gấp đôi so với những gì mà doanh nghiệp đầu tư vào. Ông yêu cầu phải làm quyết liệt, chứ không thể để bất động sản vẫn “toàn lãi khủng” như vậy.

Chị Phạm Thị Hà (nhân viên công ty LIXIL INAX) – người vừa ký hợp đồng mua nhà tại dự án chung cư Kim Văn (Hà Nội) tỏ ra rất đồng tình với ý kiến cho rằng, cần có đơn vị kiểm toán độc lập để định giá từng căn hộ. Như vậy, người mua nhà có được giá tốt và cảm thấy tin tưởng. Thông thường khi đi mua nhà, vì không phải là người có chuyên môn về xây dựng, người dân chỉ biết lựa chọn bằng cảm quan thông qua các yếu tố về vị trí dự án, uy tín của chủ đầu tư... Nếu có thêm đơn vị thứ ba đứng ra định giá một cách nghiêm túc chắc chắn, người dân sẽ thấy tin tưởng và mạnh dạn bỏ tiền ra mua nhà.

Cũng theo ghi nhận của PV từ phía dư luận, nhiều người tỏ ra vô cùng băn khoăn trước những thông số mà bộ Xây dựng cho rằng, nhìn chung bất động sản đã giảm bình quân từ 10 - 30%, có một số dự án giảm tới 50%. Chị Hoàng Kim U. (cán bộ Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) cho hay, mấy năm nay, chị cùng chồng dành dụm tiền để mua chung cư. Đọc thông tin thấy nói, giá nhà đất giảm từ 10-50%, vợ chồng chị khấp khởi tìm hiểu để mua nhà. Tuy nhiên, mức giá của nhiều dự án cũng không “mềm” hơn trước là mấy, khi mỗi m2 vẫn dao động từ 13-14 triệu đồng. Sau khi tham khảo nhiều dự án, chồng chị quyết định mua một căn hộ trên đường Nguyễn Xiển (Hà Nội), vì chị nghĩ có chờ thêm thì thị trường cũng không giảm giá như người dân kỳ vọng.