Chắc hẳn, người sử dụng đều biết rằng loa hát karaoke là thiết bị rất quan trọng trong dàn âm thanh với nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu đã được xử lý và mang đến những âm thanh chân thực, chi tiết nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về cấu tạo và cơ chế hoạt động của loa hát. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về vấn đề này.

Loa có thể coi là tuyệt tác của con người bởi thiết bị này được cấu thành từ các bộ phận đã qua nghiên cứu và tính toán cẩn thận để đảm bảo có thể đưa ra những âm thanh phù hợp nhất với cảm nhận của con người.

Để có thể thấy rõ được điều đó, ta cùng tìm hiểu về cách mà con người cảm nhận âm thanh. Đó là màng nhĩ là một lớp da mỏng nằm bên trong tai người, áp suất biến đổi liên tục trong không khí sẽ tác động đến màng nhĩ làm nó rung lên. Khi màng nhĩ rung lên, não bộ sẽ tự động dịch những rung động này thành âm thanh, đó là cách con người nghe.
Dựa trên chính điều này, các vật phát thanh được chế tạo. Cụ thể, một vật thể phát ra âm thanh bằng cách rung động trong không khí. Khi vật thể này rung động, nó sẽ tác động lên các hạt khí xung quanh chuyển động theo, và các chuyển động này liên tục lan ra không gian quanh đó tạo thành những xung rụng động truyền qua không khí đến tai người nghe, làm màng nhĩ rung lên. Lúc này não bộ có nhiệm vụ dịch các rung động đó thành âm thanh của vật thể này.
Với sự nghiên cứu và vốn hiểu biết, con người đã chế tạo các bộ phận cấu thành loa hát để đảm bảo trong quá trình sử dụng, con người có thể cảm nhận những âm thanh karaoke hay nhất.

Cấu tạo bên trong và cơ chế hoạt động của loa.

Như chúng ta đều biết rằng loa karaoke lãnh nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu đã được xử lý và đưa ra những âm thanh căng đầy, chắc tiếng trong quá trình sử dụng.
Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đó hay nói cách khác để âm thanh đưa ra được hiệu quả tối đa, chúng ta cùng tìm hiểu về các bộ phận của loa và từ đó thấy được cơ chế hoạt động của thiết bị âm thanh chuyên dụng này.

Màng loa:

Các loa con sẽ làm tạo ra âm thanh bằng cách rung màng loa ở tốc độ cao. Chất liệu phổ biến sử dụng làm màng loa thường là giấy, nhựa hoặc kim loại, trong có có phần vành rộng sẽ gắn liền với viền treo.
Viền treo, hay vành loa được làm bằng chất liệu có thể có giãn, là một vành tròn cho phép màng nón chuyển động vào ra. Viền treo này được gắn với khung kim loại của loa (basket). Phần vành hẹp của màng nón loa sẽ được thiết kế nối với cuộn âm (voice coil).
Cuộn âm gắn với khung kim loại bằng mạng nhện (spider) vốn cũng là một vành tròn bằng vật liệu co giãn với nhiệm vụ giữ cho cuộn âm luôn ở đúng vị trí chính giữa nhưng vẫn cho phép cuộn này chuyển động vào ra. Đôi lúc màng loa karaoke chuẩn cũng được làm ở dạng vòm thay cho dạng nón trong một vài trường hợp đặc biệt.

Cuộn âm.

Bộ phận này là một nam châm điện từ, với cấu tạo bao gồm một cuộn dây dẫn bao quanh lõi kim loại (thường là sắt). Dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ sinh ra một từ trường xung quanh, làm cho sắt có từ tính. Từ trường này tương tự như từ trường xung quanh nam châm vĩnh cửu, cũng gồm có cực Bắc và cực Nam và cũng hút kim loại. Nhưng khác với nam châm vĩnh cửu, ở nam châm điện từ người ta có thể đảo cực Bắc Nam bằng cách đảo chiều dòng điện.
Và đây cũng chính là cơ chế hoạt động của tín hiệu âm thanh Stereo mà người ta thường sử dụng, dòng điện đổi chiều liên tục qua hai đầu nối có trên loa hát.
Về cơ bản, bộ khuếch đại liên tục thay đổi tín hiệu điện, dao động giữa dòng dương và dòng âm của dây đỏ. Do điện tử luôn chạy theo một chiều giữa cực dương và cực âm, dòng điện chạy qua loa cũng đảo chiều liên tục tạo thành dòng xoay chiều. Dòng xoay chiều này đến lượt nó sẽ làm đảo cực nam châm điện từ liên tục nhiều lần trong một giây.

Nam châm.

Cách thức mà dao động điện có thể khiến cho cuộn âm chuyển động vào ra như sau: Nam châm điện từ được đặt trong từ trường cố định của nam châm vĩnh cửu. Hai nam châm này (điện từ và vĩnh cửu) tương tác với nhau như hai nam châm bình thường, trái dấu hút nhau, cùng dấu đẩy nhau. Khi cực của nam châm điện thay đổi, chẳng hạn từ cực dương sang cực âm sẽ tạo nên lực từ hút sang đẩy đối với cực âm của nam châm vĩnh cửu. Lực tác động này khiến cho cuộn âm chuyển động vào ra liên tục theo dao động điện tương tự như một chiếc piston.
Cuộn dây khi chuyển động sẽ kéo theo màng loa karaoke chuyển động theo, do 2 bộ phận này được gắn vào nhau. Khi màng loa hát karaoke chuyển động tác động vào không khí phía trước loa bị rung động, từ đó sóng âm được tạo ra. Tín hiệu điện tử cũng có thể được biên dịch thành dạng sóng, theo đó, tần số và biên độ của sóng điện tử này sẽ tác động và điều khiển cuộn âm chuyển động theo tỷ lệ và khoảng cách nhất định. Do sóng điện tử này là dạng mã hóa của sóng âm gốc nên chuyển động màng loa hát theo tỷ lệ và khoảng cách nhất định đến lượt nó sẽ tạo nên sóng âm đúng với tần số và biên độ mà nó đã được mã hóa.
>>> Xem các mẫu loa mới nhất tại đây: https://hoangaudio.vn/loa-karaoke-hay-nhat-hien-nay

Như vậy, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về cấu tạo và cơ chế hoạt động của loa. Bạn sẽ sở hữu bộ karaoke tốt nhất khi sắm được loa chất lượng. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc chưa hiểu rõ, Hoàng Audio với đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ nhiệt tình tư vấn, giải đáp và chúng tôi luôn cam kết mang đến những thiết bị âm thanh chuẩn nhất.