Bỏ thêm tiền để được tiếp tục lao động tại Đài Loan hay về nước?

Nhiều người lao động đã đang xuất khẩu lao động Đài Loan cho biết nếu muốn có một hợp đồng mới, lao động phải trả thêm phí, mức phí sấp xỉ 50 triệu VNĐ.

Phía Đài Loan và phía Việt Nam đều đã có những biện pháp để tránh việc công ty môi giới lộng hành. Nhưng nhiều điều khoản bị chồng chéo, đến khi xảy ra vướng mắc thì hai bên lại chối bỏ trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau, cuối cùng người chịu thiệt vẫn là người lao động.

XEM NGAY THÔNG TIN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN 2019: Xem tại đây

5. NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ “CHE MẮT”

Như đã nói ở trên, người lao động Việt Nam qua đây xuất khẩu lao động đều mong muốn được làm thêm để trang trải số tiền đã vay tại quê nhà.

Người lao động xuất khẩu bị "CHE MẮT"

NHƯNG

Khi sang đến nơi lao động mới biết những lời hứa của công ty môi giới chỉ là những lời hứa suông, thậm chí những thứ ghi trong hợp đồng còn mù mờ nhằm “BỊT MẮT’ người lao động. cty xuat khau lao dong nhat ban tai tphcm

Có trường hợp công ty giới thiệu làm việc công ty này nhưng khi sang đến nơi thì người lao động phải làm một công việc khác, nhưng rồi vì số tiền cọc đã bỏ ra với công ty môi giới nên cũng đành phải chấp nhận.

Đó là trường hợp của anh Khang – quê Nghệ An – Việt Nam. Anh sang Đài Loan xuất khẩu lao động, lúc đầu anh đinh ninh sang Đài Loan sẽ làm đơn hàng điện tử như lời của công ty môi giới nhưng khi sang đến Đài Loan anh mới biết công việc của mình là làm về hóa chất. Công việc hàng ngày của anh là rửa các thùng hóa chất để tái sản xuất.

Anh cũng chia sẻ thêm về trường hợp của hai người Việt làm ở đây đã phải bỏ trốn ra ngoài vì không thể chịu được mùi độc hại này.

CÁCH PHÂN BIỆT CÔNG TY LỪA ĐẢO VÀ CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG UY TÍN: Xem tại đây

6. VÌ SAO 25000 LAO ĐỘNG VIỆT BỎ TRỐN Ở ĐÀI LOAN?

Vì sao 25000 lao động Việt bỏ trốn ở Đài Loan?

Năm 2011, Mai đã vay gần 150 triệu VNĐ – số tiền lớn gấp 10 lần tổng thu nhập mỗi năm của cô tại một nhà máy sản xuất phụ kiện cho điện thoại Samsung ở Việt Nam.

Với số tiền đó, người môi giới đã tìm việc mới cho cô tại một nhà máy điện tử ở miền Trung – Đài Loan. cách trả lời phỏng vấn đi nhật

Người môi giới nói rằng với việc làm thêm giờ, cô có thể kiếm được 1.000 USD mỗi tháng, tương đương hơn 20 triệu đồng.

Người phụ nữ thôn quê gần như bị choáng ngợp bởi con số hấp dẫn đó, cô quyết định đi sang xứ người, bỏ lại hai cậu con trai cùng chồng mình.

LIÊN HỆ GIÁM ĐỐC NGÔ QUANG VIỆT: 0942689586 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

TUY NHIÊN

Không ai nói trước với cô về tất cả những khoản phí, thuế, và chi phí sinh hoạt khi sống tại Đài Loan, về việc cô sẽ phải làm ca đêm từ 5h chiều đến 8h sáng hôm sau và những sai sót trong công việc do làm việc quá sức khiến cô bị trừ lương. Thu nhập thực tế mỗi tháng của cô là 500 USD.

Khi chủ nhà máy tại Đài Loan đe dọa sẽ sa thải 45 công nhân Việt do phản đối những hợp đồng lao động phi pháp, nghiêm cấm họ bỏ trốn, 20 công nhân đã bấp chấp và bỏ chạy để tìm kiếm những công việc bất hợp pháp. Mai cũng nằm trong số đó.

Ước tính có khoảng 25.000 công nhân Việt Nam đã mất tích ở Đài Loan. Giống như trường hợp của Mai, nhiều người đã phá vỡ hợp đồng với giới chợ đen và lao động bất hợp pháp. Lao động Việt đang chiếm gần một nửa số người nước ngoài mất tích tại Đài Loan, người Indonesia chiếm đa số phần còn lại.

Bà Nguyễn Thị Mai Thủy, điều phối viên chương trình quốc gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết có rất nhiều lý do khiến người lao động bỏ trốn, do quá hạn thị thực hoặc do bị môi giới từ các kênh không chính thức.

“Các chi phí phát sinh đắt đỏ để giữ được công việc dẫn đế nợ nần của công nhân là một trong những lý do chính”
>>https://xuatkhauduhocviet.com/lao-dong-xuat-khau-dai-loan-bo-tron-dang-trach-hay-dang-thuong