Đối với việc sinh nở thì không phải ai cũng đẻ thường được. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn phải đẻ mổ như rau thai bất thường, thai yếu, khung chậu hẹp…Và cũng có thể là bà mẹ chủ động đẻ mổ theo kế hoạch nào đó. Cho dù là đẻ mổ do nguyên nhân nào thì việc sinh con bằng phẫu thuật đều ảnh hưởng tới việc cho con bú.

Tuy có sự ảnh hưởng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không nên hoặc không thể cho con bú. Trái lại bạn hoàn toàn có thể cho con bú và nuôi con khỏe mạnh. Bài viết này chúng ta sẽ nói về sự ảnh hưởng của việc đẻ mổ tới cho con bú và những lời khuyên

1. Đẻ mổ ảnh hưởng việc cung cấp sữa như thế nào
Khi bạn hiểu về cách mà mổ lấy thai ảnh hưởng tới việc cho con bú như thế nào thì bạn cũng có thể học được cách thích nghi với nó. Từ đó bạn có thể đối phó với chúng bằng kiến thức và sự tự tin hiểu biết. Đây là sự ảnh hưởng của mổ lấy thai tới cho con bú

Trì hoãn việc cho con bú
Tất nhiên một cuộc phẫu thuật thì phải có gây mê hoặc gây tê và tuy thuộc vào hình thức gây mê được sử dụng cho bạn mà nó ảnh hưởng tới việc cho con bú là khác nhau. Nếu bạn gây mê toàn thân thì bạn chỉ có thể cho con bú sau khi tác dụng của thuốc mê mất đi và bạn cùng em bé có thể cảm thấy buồn ngủ một chút sau khi làm phẫu thuật.

Nếu là gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê cột sống thì bạn vẫn có thể cho con bú trong khi vẫn còn trong phòng phẫu thuật. Bởi vì nó chỉ làm bạn mất cảm giác từ cùng thắt lưng trở xuống mà thôi trong khi phần trên và não bộ vẫn rất tỉnh táo.

Đau làm khó chịu khi cho bé bú
Tất nhiên một vết mổ với hơn chục mũi khâu không thể nói là không đau được, hơn nữa sự co hồi tử cung cũng khiến cho bạn thực sự khó chịu. Trong lúc này có thể bạn sẽ không muốn làm một việc gì cả nhưng cho con bú là không tránh khỏi. Các tư thế cho con bú tốt nhất không nên động chạm gì tới vết mổ là thỏa đáng nhất, bạn nên chọn cách cho con bú ở tư thế nằm nghiêng vì ngồi dậy bạn cũng rất đau.



Một vài ngày sau khi mổ thì bạn cảm thấy rất khó khăn nhưng sau 1 tuần có thể bạn đã ngồi dậy và cho con bú được rồi, nhưng lúc này bạn nên đặt một chiếc gối mềm lên bụng để bảo vệ vết mổ.

Thuốc giảm đau có thể khiến bé buồn ngủ
Bị đau sẽ khiến cho vết mổ của bạn lâu lành lại hơn chính vì thế bạn vẫn cần dùng thuốc giảm đau sau khi sinh. Nếu bạn ở bệnh viện và được chăm sóc thỏa đáng thì những thuốc giảm đau này sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của em bé vì bác sĩ biết rằng bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Tuy là không ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé nhưng thành phần thuốc giảm đau có thể vào sữa mẹ và có thể gây buồn ngủ cho bé khi bú mẹ. Nó chỉ làm cho bé ngủ nhiều hơn mà thôi nhưng bạn sẽ cần phải đánh thức bé để cho bú thay vì chờ bé tỉnh dậy

Đẻ mổ có thể gây chậm trễ sản xuất sữa mẹ
Nếu bạn sinh mổ thì có thể các hormone hoạt động bị thay đổi nên tuyến sữa còn chưa thể tạo ra sữa để cho bé búa ngay được. Trường hợp đẻ mổ thiếu tháng thì thậm chí tuyến sữa còn chua kịp chín muồi để cung cấp sữa. Trong trường hợp này bạn cần có các biện pháp kích thích tiết sữa

Nếu bé được ở bên cạnh bạn thì hãy cho bé bú càng sớm càng tốt và thường xuyên để kích thích tiết sữa. Nếu bé bị tách ra khỏi bạn để chăm sóc đặc biệt thì cần sử dụng máy hút sữa để hút 2-3 tiếng 1 lần giúp kích thích tiết sữa

Cảm xúc khi đẻ mổ ảnh hưởng việc cho con bú
Một ca đẻ khó hoặc đẻ mổ bất ngờ có thể gây ra nỗi buồn và cảm giác thất bại. Nếu việc sinh nở không xảy ra theo cách bạn tưởng tượng, bạn cũng có thể cảm thấy mất mát. Tuy nhiên việc cho con bú sữa mẹ thực sự có thể giúp bạn vượt quá những khó khăn và buồn bã với những tâm lý mặt trái lúc này.



Dù gì đi nữa sau khi mỗ bạn cũng chưa thể cho con bú ngay vì vậy sữa công thức là biện pháp tốt nhất. Bạn nên mua sữa công thức chính hãng trên Sendo để nhận ưu đãi về giá. Khi mua sữa trên Sendo bạn được áp dụng mã giảm giá khách hàng mới Sendo cho đơn hàng đầu tiên. Giá trị có thể giảm tới 50%.

2. Những lời khuyên nuôi con bằng sữa mẹ sau đẻ mổ
- Hãy cho con bú càng sớm càng tốt sau khi thực hiện phẫu thuật: Nếu bạn chỉ gây tê ngoài màng cứng hoặc tê tủy sống thì bạn vẫn luôn tỉnh táo để có thể cho con bú ngay sau khi sinh. Nếu gây mê toàn thân thì trước đó hãy yêu cầu đặt bé da kề da và miệng bé đặt và núm vú sau khi sinh và bé bú sữa an toàn
- Nhận trợ giúp định vị em bé: Sau khi mổ có thể bạn còn cắm dịch truyền, còn ống sản dịch các dụng cụ theo dõi ý tế nên không thuận lợi cho con bú một mình nên cần một sự giúp đỡ từ người nhà để cố định em bé bú sữa mẹ tốt nhất
- Cho con bú thường xuyên 1-3h/lần: mặc dù bạn mệt mỏi và rất đau nhưng bạn sẽ thành công cho con bú nếu cho bé bú thường xuyên hơn
- Giữ em bé bên cạnh bạn càng nhiều càng tốt
- Sử dụng máy hút sữa nếu bạn không thể bên cạnh bé ngay
- Đừng sợ uống thuốc giảm đau: Nó giúp bạn vượt qua cơn đau và cho con bú hay hoạt động khác tốt hơn
- Tận dụng thời gian trong bệnh viện: Sử dụng thời gian này để đặt câu hỏi và tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể về việc nuôi con bằng sữa mẹ để bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi về nhà.

Nếu bạn đang mang thai hãy tìm đọc khi có thai nên ăn gì? để bổ sung thêm kiến thức sức khoẻ nhé!

Kết luận:
Việc đẻ mổ sẽ ảnh hưởng tới việc cho con bú bình thường của bạn do đó nếu không có chỉ định bác sĩ phải mổ đẻ thì tốt nhất bạn nên đẻ thường. Nếu đã đẻ mổ thì bạn hãy chú ý những lời khuyên để chăm sóc bé và bản thân tốt nhất. Chúc bạn mạnh khỏe!