Bóng đá Việt Nam đến hiện tại có thể nói thành công nhưng chỉ ở cấp độ ĐTQG, còn các sân chơi chuyên nghiệp vẫn đi ngược so với thế giới, thậm chí kém xa Thai League (Thái Lan).

Các ĐTQG thăng hoa nhưng VPF xảy ra tranh cãi…

Nếu VPF đang tốt thì không có lý do gì để cho những người làm bóng đá đóng góp ý kiến tận dụng thời gian V.League hoãn để cơ cấu lại nhân sự. Thế nên, sự góp ý của HLV Lê Thụy Hải, bầu Đức hay Chủ tịch CLB ở V.League là đáng để ghi nhận.

Thực tế, bóng đá Việt Nam đang tốt ở khía cạnh các ĐTQG, U22 Việt Nam giành HCV SEA Games 30, ĐTVN vô địch AFF Cup 2018, U23 Việt Nam giành Á quân U23 châu Á 2018… Tất cả tạo nên sức bật lớn cho cả nền bóng đá khi nhận được sự quan tâm rất lớn từ người hâm mộ. Nhưng VPF lại xảy ra chuyện tranh cãi liên tục.

Năm 2018, U23 Việt Nam giành Á quân U23 châu Á 2018 thì hơn 1 tháng sau xảy ra chuyện bầu Tú bị bầu Đức chỉ trích tham ghế, tham quyền với việc ngồi 3 ghế to ở VPF (Chủ tịch, Tổng giám đốc, Trưởng ban điều hành giải). Nối tiếp là ông Dương Văn Hiền, hiện đang là Trưởng ban trọng tài VFF nói bầu Tú “vừa đá vừa thổi còi” khi ngồi đến 3 ghế ở VPF.

HLV Lê Thụy Hải cảm thấy buồn vì VPF vẫn chưa có thay đổi vì ở hai ghế to của bầu Tú.

Đến tháng 8/2018, U23 Việt Nam đang thi đấu ở ASIAD 18 thì CLB Bình Dương chỉ trích VPF thiếu công bằng trong việc xếp lịch thi đấu. Thậm chí, đội bóng đất Thủ nói: “Tôi không hiểu là do vấn đề gì, có thể do nghiệp vụ yếu hay thiếu kinh nghiệm, hoặc có khúc mắc gì phía sau”.

Chuyện giữa VPF và các đội ở V.League tiếp tục tái diễn vào cuối tháng 3 năm nay. Có người nói thẳng ở cuộc họp đề nghị phê bình ban tham mưu của bầu Tú, còn các đội bóng như HAGL, Sài Gòn FC phản ứng VPF trên báo chí…Tag: thi cong karaoke vip

Đến nỗi buồn của V.League


Vấn đề sự tranh luận, tranh cãi chỉ là “bề nổi của tảng băng” để thấy VPF đang không có được tiếng nói chung, hay sự tín nhiệm từ các đội bóng. Quan trọng là bóng đá Việt Nam đang tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan đến sân chơi chuyên nghiệp cần sự chung tay để giải quyết.

Một nghịch lý đang tồn tại chưa được thay đổi chính là sân chơi V.League được xem là “đỉnh” nhưng phình to hơn so với giải hạng Nhất: V.League có 14 đội, còn hạng Nhất có 12 đội. Tức đang xây theo hình tháp ngược, với chân đế nhỏ hơn phần đỉnh.

Nguồn thu cho các đội bóng V.League gần như chỉ mang tính tượng trưng. Mỗi đội đóng 500 triệu đồng tiền phí tham gia giải nhưng bản quyền truyền hình của V.League chỉ vài tỷ. Con số này thực sự đáng buồn nếu nhìn sang Thai League với thông tin sắp có gói 400 triệu USD cho 8 năm, tức mỗi năm thì Thai League sẽ được 50 triệu USD, gần 1.200 tỷ đồng.

Nỗi buồn của V.League trước Thai League còn có thể nhìn qua nhà tài trợ chính. Mỗi năm Toyota từng tài trợ cho V.League với con số 40 tỷ đồng/năm, nhưng chi đến hơn 150 tỷ đồng/năm cho Thai League. Đáng nói, Toyota chia tay V.League thì tăng tiền cho Thai League.

Từ hai câu chuyện là mô hình chuyên nghiệp về số đội theo hình tháp ngược và doanh thu (bản quyền tài trợ và nhà tài trợ chính), V.League rõ ràng đang ngước nhìn Thai League. Đây cũng là điều đáng buồn cho bóng đá Việt Nam khi các ĐTQG liên tục thành công so với Thái Lan nhưng sân chơi chuyên nghiệp thì có một khoảng cách quá lớn về sự phát triển, dù trong quá khứ thì V.League từng là “thiên đường” cho những ngôi sao Thái Lan đến chơi bóng, ví dụ như Kiatisak đến HAGL đá hạng Nhất.

Một sân chơi chưa tạo được doanh thu, chưa đi đúng mô hình chuyên nghiệp nhưng liên tục xảy ra tranh luận, tranh cãi liên quan đến VPF và các đội bóng, ví dụ như sự chỉ trích từ bầu Đức vì bầu Tú ngồi hai ghế, trước đó là ba ghế. Điều rõ ràng không tốt cho hình ảnh giải đấu, chưa kể những bất cập khác vẫn xảy ra theo từng mùa giải như trọng tài, pháo sáng. Tag: âm thanh karaoke

Điều gì không tốt, chưa hợp lý thì cần thay đổi, cũng như cần có những cuộc phản biện sòng phẳng giữa những người làm bóng đá, qua đó VPF và các đội cùng nhau phát triển giải đấu. Phải chăng VPF cần giải quyết khúc mắc với thành viên tham gia giải đấu là bầu Đức (Chủ tịch CLB HAGL), với ý kiến cần có thêm người giỏi để phản biện, không để một người ngồi 2 ghế nhằm giúp cho VPF tổ chức giải tốt hơn?

Dừng giải nên cơ cấu lại VPF

“Tôi biết VPF đang rảnh và trong lúc rỗi rãi cần tái cấu trúc tổ chức của mình, như việc không cho ông Trần Anh Tú kiêm nhiệm Chủ tịch và Tổng giám đốc sẽ hay hơn kiểu đi ngược lại dòng chảy của xã hội. Chỉ khi nào VPF có ông tổng giám đốc biết “cãi nhau, đánh nhau” với ông chủ tịch chứ không phải một ông ngồi hai ghế thì mới mong tổ chức này không bày ra những chuyện phản cảm và bất cập. Tôi khẳng định có nhiều người có tâm và giỏi hơn ông Tú, thừa sức ngồi ghế Tổng giám đốc mà tại sao cứ lấy cớ chưa tìm ra người”, bầu Đức nêu ý kiến.

HLV Lê Thụy Hải nói: “Một người nắm 2-3 chức vụ như thế thì chúng ta phải xem xét. Lúc này sao chúng ta không làm đi. Theo tôi phải làm đi, rạch ròi ra, chứ không thể một người nắm mọi thứ sẽ không hợp lý. Một người nắm mọi thứ thì ai điều hành? Ai tạo ra sự công bằng? Vừa đá bóng vừa thổi còi như thế thì buồn lắm”.

Một chủ tịch CLB ở V.League nói súc tích với Saostar về chuyện một người ngồi 2 ghế của VPF: “Dừng giải nên cơ cấu lại VPF”. Tag: mau phong karaoke

Văn Nhân