Hãy quan sát ngôi nhà truyền thống của cha ông thuở trước với bộ mái dốc đưa ra xa so với mặt nhà nên hầu như không phải chống thấm (chỉ chống dột khi vật liệu lợp mái như lá hoặc ngói bị hư mục cục bộ chỗ nào đó).



Xem thêm các sản phẩm chuyên dùng để chống thấm của chúng tôi tại https://athgroup.net/neomax/neomax-c...p-xi-mang.html

Nhiều nhà biệt thự hiện nay ưa dùng là cách không làm seno chạy quanh mái nữa mà bố trí mái ngói thoát nước trực tiếp xa xung quanh sân vườn kiểu “giọt tranh hàng hiên” truyền thống. Tất nhiên, cách thoát nước này phải tính toán để không đưa nước sang nhà bên cạnh hoặc nước tạt theo gió vào nhà.

Xem thêm các sản phẩm chuyên dùng để chống thấm của chúng tôi tại https://athgroup.net/quicseal/quicse...-cot-thep.html
Chuyện chống thấm cơ bản phải dựa trên sự phối hợp đồng bộ và căn cơ ngay từ đầu giữa các phần thiết kế, lựa chọn chủng loại vật liệu, kỹ thuật thi công, quá trình sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng công trình.Một số không gian tiếp xúc nước thường xuyên như hồ (bể) chứa nước, hồ bơi, sàn vệ sinh, máy giặt, hồn hoa, sân thượng không có mái che, ban công… chắc chắn khả năng bị thấm sẽ cao hơn những khu vực khác trong nhà.

Xem thêm các sản phẩm chuyên dùng để chống thấm của chúng tôi tại https://athgroup.net/maxcrete/maxbon...ot-goc-pu.html

Thấm từ trên xuống là chuyện ai cũng biết, nhưng lại còn có cả thấm ngược từ dưới nền nhà lên do tính toán chống thấm chân tường không tốt. Rồi thấm vách tầng hầm, thấm ngang bên hông do giữa hai nhà có khe hở, thấm do lỗ giàn giáo xây xong rút đi…
Thấm đôi khi cũng rất oái ăm khi ta thấy dưới trần loang lổ, nhưng lên sàn trên chẳng tìm ra đầu mối. Thấm chỗ này nhưng phải chống chỗ kia, hoặc thấm chỉ một chỗ mà phải chống toàn bộ là chuyện thường hay gặp. Và quan trọng hơn, chống thấm phải tính từ lúc thiết kế, từ lúc làm phần thô chứ không phải chờ đến lúc bị thấm mới lo đi chống.