Hình dung đến việc lên bàn đẻ là nỗi "sợ hãi" của đa số các mẹ bầu. Tuy nhiên hiện nay, dịch vụ đẻ không đau là lựa chọn tuyệt vời giúp các mẹ xua tan đi nỗi lo này. Vậy dịch vụ này như thế nào và cần lưu ý những gì?
1. Phương pháp đẻ không đau
Mỗi sản phụ mỗi lần chuyển dạ có mức độ đau khác nhau do nhiều yếu tố quyết định như: Tư thế của bé, kích thước của bé, cường độ cũng như tần suất co tử cung, Ngoài ra, yếu tố tâm lý của người mẹ có ảnh hưởng rất quan trọng.
1.1. Sinh thường không đau
Nhiều sản phụ lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi sinh, đây là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất hiện nay mà sản phụ vẫn tỉnh táo khi sinh, áp dụng giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên, còn gọi là đẻ không đau.
Sau khi được gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ không còn cảm giác đau từ bụng dọc xuống hai chân trong khi vẫn tỉnh táo để có thể rặn đẻ được.
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp an toàn cho mẹ và bé. Phương pháp này cũng yêu cầu trình độ chuyên môn cao đối với bác sĩ gây mê.
1.2. Sinh mổ không đau
Với các ca sinh mổ, sản phụ sẽ được gây tê tủy sống giúp giảm đau. Sau khi gây tê, sản phụ sẽ mất cảm giác hoàn toàn ở nửa thân dưới trong khi vẫn tỉnh táo và quan sát được quá trình sinh mổ. Sản phụ sẽ có cảm giác trở lại khi thuốc tê hết tác dụng. Giống như phương pháp gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống đòi hỏi bác sĩ gây tê phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
2. Một số tác dụng phụ của quá trình gây tê tủy sống sau khi sinh:
2.1. Nôn ói
Ngay khi thuốc tê được tiêm vào cột sống, sản phụ có thể cảm thấy buồn nôn và là nôn mửa. biểu hiện phổ biến này sẽ chóng biến mất khi thuốc tê hết tác dụng, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Ớn lạnh
Sản phụ có thể bị ớn lạnh sau khi mổ lấy thai và vẫn nằm trên giường mổ. Sản phụ nên được giữ ấm sau khi trở về phòng hậu phẫu. Lưu ý, cực kỳ cẩn thận vì lúc này cơ thể sản phụ đang rất yếu.

2.2. Ngứa
Là triệu chứng thường thấy do thuốc gây tê gây ra. Tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày và biến mất. Dù vậy, tình trạng này cũng có thể kéo dài hơn do nhiều yếu tố.
2.3. Đau lưng
Đây là cảm nhận của hầu hết các sản phụ khi áp dụng phương pháp này, tuy nhiên, theo ghi nhận của các sản phụ sinh thường không ghê tê cũng có cảm giác đau lưng, do đó, chưa thể kết luận chính xác rằng thuốc gây tê có phải là nguyên nhân gây ra đau lưng hay không. Sản phụ có thể đau lưng ở mức nhẹ, đau âm ỉ hay cũng có thể đau dữ dội và kéo dài liên tục.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như: nhức đầu, suy hô hấp và tuần hoàn nhẹ, bí tiểu, tê bì chân tay…
>>>xem thêm:
dấu hiệu viêm cổ tử cung
bị viêm phụ khoa khi mang thai
3. Phương pháp cải thiện triệu chứng của các tác dụng phụ sau gây tê tủy sống
Việc đầu tiên các sản phụ phải báo cáo tình trạng cảm nhận của mình sau khi quá trình sinh mổ kết thúc.
- Nhằm hạn chế việc rò rỉ dịch não tủy dẫn tới việc gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi bác sĩ tiêm gây tê tủy sống, sản phụ cần cố định vị trí nằm, tránh làm mũi tiêm bị dịch chuyển.
- Sau khi sinh, sản phụ cần nghỉ ngơi nhiều, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Massage nhẹ nhàng nếu chân tay tê mỏi, uống nhiều nước.
- Nếu thấy các dấu hiệu bất thường như: đau hoặc sưng đỏ ở vị trí tiêm tê, khó thở, người yếu và mệt nhừ, đau – nhức đầu dữ dội,… thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức, trong trường hợp đã xuất viện thì nên bố trí quay lại viện kiểm tra sớm nhất có thể.
Dịch vụ đẻ không đau là bước tiến mới của y học hiện đại, giúp các mẹ bầu vượt cạn nhẹ nhàng hơn. Tùy thuộc vào cơ địa của mình, nếu bạn cảm thấy sức lực có hạn, không thể chịu đựng được những cơn đau thì có thể sử dụng. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.