Khi con chào đời, điều mà bố mẹ quan tâm nhất chính là sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nhưng vấn đề cân nặng của trẻ luôn khiến mẹ đau đầu: trẻ nhẹ cân phải làm sao? Đây là nỗi lo mà bất kỳ người mẹ nào cũng muốn tìm hiểu và giải quyết.
Trẻ nhẹ cân là trường hợp không ít ở trẻ nhỏ, cân nặng của trẻ sẽ quyết định đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Bởi vậy mẹ nên chú ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ và tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ lại nhẹ cân


I, Nguyên nhân
1, Không cho trẻ bú sữa mẹ
Các chuyên gia hàng đầu thế giới của tổ chức WHO cho rằng sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và khuyến nghị mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu cho đến khi trẻ được hai tư tháng tuổi.
Nhưng không phải ai làm mẹ cũng biết điều này. Do nhận thức sai lầm, có nhiều mẹ nghĩ rằng sữa mẹ hôi và nóng, không nhiều chất bằng sữa ngoài, chuộng sữa ngoại. Hoặc là mẹ muốn giữ gìn vóc dáng, mẹ phải đi làm sớm không có thời gian cho con bú. Một số mẹ cho con bú nhưng lại không biết cách giữ gìn nguồn sữa của mình. tắm nước muối có tác dụng gì
2, Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, không đủ lượng chất
Nhiều mẹ thiếu hiểu biết độ tuổi ăn dặm thích hợp với con là sáu tháng tuổi nên đã cho con ăn dặm quá sớm là ba tháng tuổi hoặc quá muộn là bảy tháng tuổi. Điều này ảnh hưởng đên tiêu hóa của trẻ, mẹ nên nhớ ở mỗi độ tuổi nhất định trẻ có chế độ ăn phù hợp. Nếu trẻ ăn quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định, còn yếu và không chịu được dẫn đến khó tiêu và lười bú sữa mẹ. Nếu cho trẻ ăn quá muộn sẽ dẫn đến thiếu chất bởi sữa mẹ không đủ cho con sau bảy tháng tuổi.

Trong khi con ăn dặm, mẹ cần điều chỉnh lượng dinh dưỡng vừa đủ cho con, không nên cho con ăn quá nhiều hoặc quá ít, và chia thành nhiều bữa. Mẹ nên làm khẩu phần ăn của con đa dạng và phong phú hơn.
3, Cho trẻ ăn nhưng không đúng cách
Đây là vấn đề mà mẹ thường gặp phải nhất khi cho trẻ ăn. Mẹ không chú ý đến lượng dinh dưỡng có trong thức ăn có nhiều chất này nhưng thiếu chất khác. Một thực tế mà mẹ ít chú ý là ăn nhiều nhưng chưa chắc lượng dinh dưỡng có trong đó là nhiều. Mẹ chú ý nên cho con ăn vặt ít và điều chỉnh dinh dưỡng trong khẩu phần của con.


Ép trẻ, nài nỉ, treo thưởng bắt con ăn nhiều hơn, ăn những thứ mẹ cho là tốt
Nuông chiều trẻ, mẹ để cho trẻ ăn những thứ trẻ thích, đó là những món không có chất dinh dưỡng đôi khi còn độc hại.
4, Hệ tiêu hóa kém hấp thu
Đây không phải là bệnh lý riêng biệt, chứng kém hấp thu ở trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân: có thể do di truyền, do dùng thuốc kháng sinh quá nhiều khiến cơ thể mất đi sức đề kháng, rối loạn tiêu hóa… khiến việc hấp thụ thức ăn trở nên kém hơn.

5, Trẻ mắc bệnh về giun, sán
Đây chính là nguyên nhân khiến cho trẻ nhẹ cân. Mặc dù mẹ đã cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, đúng cách nhưng vẫn chậm tăng cân. Bởi vì, các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể trẻ bị giun, sán …kí sinh trong bụng trẻ hấp thụ hết. Dẫn đến việc bé ăn nhiều nhưng cân nặng không đủ tiêu chuẩn như mẹ mong muốn.

Trong khi chăm sóc dinh dưỡng cho con, mẹ cần chú ý đến khẩu phần, lượng thức ăn, và biểu hiện của con. Đây là điều đơn giản nhưng mẹ ít chú ý đến. Mẹ cần có biện pháp thích hợp giúp con tăng cân hiệu quả. trẻ bị mẩn ngứa ở mông
1, Cho trẻ ăn đúng cách, dinh dưỡng phù hợp


Ở mỗi giai đoạn của sự phát triển, trẻ cần hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng cũng như khoa học.
Mẹ nên chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cách chế biến đồ ăn cho trẻ. Thực phẩm phải tươi và sạch chọn lựa kĩ lưỡng.
Khi chế biến món ăn cho trẻ mẹ cần chú ý: không nên cho trẻ ăn quá mặn, khi nấu ăn mẹ nên cho thêm vài giọt dầu ăn giúp con ngon miệng, không cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu, không nên cùng một món cho bé ăn cả ngày.
Giờ ăn của bé phải khoa học giữa bữa chính và bữa phụ, thông thường cách nhau 2-3 tiếng sẽ hệ tiêu hóa của trẻ ổn định.