1. Bệnh nám da là gì?

Nám da luôn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ sau khi sinh
Nám da có tên gọi khoa học gọi là Melasma, là tình trạng sắc tố da bị rối loạn khá phổ biến ở người dân châu Á trong đó có Việt Nam. Bệnh nám da gây nên những đốm tròn tối màu xuất hiện ngày một nhiều trên da mặt, có thể là màu vàng, màu nâu và đa phần sẽ là màu nâu đen sậm,… ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.
Đặc điểm khó chịu của bệnh nám da nằm ở chỗ các nốt nám thường mọc thành mảng, tập trung thành cụm với nhau càng làm rõ những mảng nám phiền toái này. Bạn có biết, bản chất của bệnh nám da thực chất là sự phát triển quá mức của hệ sắc tố melanin ở trung bì và lớp đáy. Vì thế, khi phát hiện những nốt nám đầu tiên, bạn nên tìm cách chữa trị sớm để đạt được hiệu quả tốt. Bằng không, trong trường hợp bạn để tình trạng này kéo dài, thì nám da sẽ có xu hướng lan rộng, phát triển đậm màu hơn và khó có thể chữa trị hơn lúc ban đầu.
Các mảng nám thường phân bố ở hai bên gò má, trên trán, cằm và mũi,… là các vị trí dễ nhận thấy nhất, bắt lấy ánh nhìn dễ dàng nhất từ người đối diện. Đặc biệt, với những người có làn da mỏng, mịn và trắng thì nguy cơ để nám da hình thành càng dễ dàng hơn.
Mặc dù các bệnh về nám khác nhau không hề gây đau đớn cho con người nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sắc đẹp, sự tự tin trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
2. Các loại nám da thường gặp:

Các loại nám da phố biến hiện nay
Bạn có biết cứ 5 phụ nữ Việt Nam lại có 3 người bị các loại bệnh nám da. Đó là tình trạng da nổi các mảng nám, cũng có thể là xuất hiện các đốm nám rải rác trên má,… Tuy nhiên, bệnh nám da được chia làm 3 loại nám: nám mảng, nám sâu và nám hỗn hợp, cụ thể như sau:
Nám sâu
Nám sâu là các mảng nám sẫm màu, có sắc xám hoặc xanh với kích thước khá lớn phân bổ nhiều theo từng đốm tròn nhỏ ở vùng hai bên gò má, vùng chữ T của khuôn mặt.
Loại nám này có chân nám bám và ăn sâu vào bên dưới lớp hạ bì. Yếu tố này gây nên những khó khăn trong việc điều trị bệnh.
Đặc điểm:
- Các mảng nám kích thước lớn hơn đầu đũa.
- Xuất hiện thành từng cụm/chùm.
- Phân bổ phần lớn ở hai bên má, vùng chữ T khuôn mặt.
- Chân nám bám sâu bên dưới lớp hạ bì.
Nám mảng
Nám mảng lại tập trung những mảng nám có màu không đều, các kích thước và màu sắc không đồng đều, khác nhau.
Chân nám sẽ không ăn sâu như nám sâu mà chủ yếu ở lớp thượng bì và lớp ên ngoài cùng của tế bào da.
Đặc điểm:
- Mảng nám có màu không đều tập trung thành mảng lớn trên da. Có cả mảng màu từ nhạt tới đậm màu đặc điểm có biên giới rõ rệt.
- Chân nám chỉ ăn nông, chủ yếu là ở phần thượng bì và lớp ngoài cùng của da.
Nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp là sự tổng hợp phức tạp của cả hai loại nám được kể ở trên.
Đặc điểm:
- Da có cả triệu chứng của cả hai loại nám, các mảng nám sẽ có cả đốm và mảng lớn, từ nhạt màu đến sậm màu.
- Chân nám sẽ bám sâu vào vùng hạ bì.
3. Nguyên nhân bị nám da phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam:


Những nguyên nhân chủ yếu gây ra nám da
Không riêng gì chị em phụ nữ của Việt Nam, ngay cả người dân châu Á cũng thường xuyên gặp phải các vấn đề về bệnh nám da với những nguyên nhân hết sức đa dạng. Tuy nhiên, nguồn gốc, căn nguyên của căn bệnh này có thể được đúc kết lại bởi các nhóm nguyên nhân chính như sau:
- Nguyên nhân gây nám da xuất phát từ bên trong cơ thể:
• Do yếu tố di truyền: Theo các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, trong số những người mắc bệnh nám da thì có từ 20 đến 70% số người này có cùng huyết thống với nhau. Điều đó thể hiện rằng nếu trong gia đình bạn có người đã mắc bệnh về nám da thì khả năng bạn mắc căn bệnh này sẽ cao hơn những người bình thường khác. Tuy nhiên, để khẳng định bạn bị nám hay không còn dựa vào những yếu tố chủ quan và khác quan khác.
• Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cho con bú hay các giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, các sắc tố melanin trong cơ thể thường bị kích thích hoạt động một cách quá mức cần thiết gây nên sự rối loạn hóoc-môn sinh dục estrogen và progesterone. Đây chính là nguyên nhân cơ bản khiến cho tình trạng da bị sậm màu không mong muốn.
• Ngoài ra, khi mắc phải các bệnh về phụ khoa mãn tĩnh như viêm phần phụ, viêm tử cung hay mắc các bệnh về gan, giun sán,… cũng có thể là nguyên nhân gây nên các vấn đề về nám da kể trên.
• Thậm chí sau khi điều trị các bệnh ngoài da trên vùng da mặt cũng có thể xuất hiện di chứng gây nám da phiền toái này.
- Nguyên nhân gây nám da từ các tác động bên ngoài:
• Lạm dụng các loại mỹ phẩm không đúng cách, quá mức cho phép: Đa phần, chị em có thói quen sử dụng các loại mỹ phẩm, kem trộn với tác dụng làm trắng nhanh, nhưng lại không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Dù cho da sẽ nhanh chóng lên hẳn vài tông nhưng đồng nghĩa với việc bị bào mòn và trở nên yếu ớt khi tiếp xúc với ánh nắng là tiền đề hình thành nên các nốt đốm nám da, đặc biệt là vùng mặt.
• Áp lực, căng thẳng, stress: một người có khối lượng công việc hàng ngày lớn, liên tục gặp phải những áp lực, căng thẳng và stress sẽ có tỉ lệ gặp phải các vấn đề về nám da, mụn cao hơn người thoải mái, vui vẻ. Đặc biệt, khi stress gia tăng thì những mảng nám sẽ phát triển càng mạnh mẽ hơn. Để tránh bị nám, các bạn nên giữ một tinh thần thoải mái, điều phối công việc một cách phù hợp để phòng tránh nó.
• Dưới tác động của các tia UV từ ánh nắng mặt trời, làn da có khả năng bị nám và tối màu hơn bao giờ hết. Không chỉ là nguyên nhân khiến nám da phát triển mạnh mẽ, ánh nắng gay gắt của mặt trời còn hình thành nên các mảng nám trên da khi tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp.
4. Điều trị bệnh nám da bằng cách nào?
Dù bạn mắc bệnh nám da vì nguyên nhân nào, tình trạng ra làm sao thì nám da cũng có tác động gây mất thẩm mỹ và gây nên tâm lý tự ti, mặc cảm trong giao tiếp, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của rất nhiều người. Vì thế, việc tìm đến một bác sĩ chuyên môn để xác định được đúng nguyên nhân và cách điều trị là hết sức cần thiết.
Tùy theo mức độ nặng, nhẹ của tình trạng nám da hiện tai của bạn để có thể quyết định được cách thức điều trị tiếp theo như thế nào là phù hợp.

Điều trị nám bằng laser được chị em tin dùng
Điều trị nám da bằng công nghệ laser: dựa trên nguyên tắc trị nám da mặt, , công nghệ laser sẽ sử dụng bước sóng phù hợp để lấy đi hoàn toàn chân nám và loại bỏ tận gốc hắc sắc tố melamin, giúp tái tạo làn da, phát triển chuỗi collagen trên bề mặt da.
- Bước 1: Tiến hành thăm khám, xác định được đặc điểm, tình trạng nám da để đưa ra lỗi trình điều trị phù hợp, đảm bảo tối ưu hiệu quả và tính an toàn, thẩm mỹ.
- Bước 2: Sát khuẩn vùng da nám trước khi điều trị.
- Bước 3: Gây tê cho trước khi tiến hành điều trị
- Bước 4: Tiến hành điều trị nám da bằng phương pháp Laser: điều chỉnh bước sóng Laser phù hợp, chiếu trực tiếp vào vùng da nám. Nhẹ nhàng loại bỏ các đốm nám da, lần lượt không gây đau đớn.
- Bước 5: Tái tạo da bằng lớp kem giúp da phục hồi nhanh chóng và khỏe mạnh.
Nguồn: https://anmykhang.com/tri-nam