-
Khi ly hôn thì tài sản được phân chia như thế nào?
Khi ly hôn thì tài sản được phân chia như thế nào?
Thưa luật sư! Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi những việc sau :
1,Hai vợ chồng em trai tôi sống với nhau đã được 9 năm nhưng không hạnh phúc, thường xảy ra mâu thuẫn về nhiều vấn đề, hay cãi vã, đánh đập nhau. Mẹ tôi nhiều lần can ngăn, đã mời bố mẹ vợ em trai tôi vào để cùng nhau giải quyết vấn đề nhưng được ít lâu thì hai đứa lại xảy ra mâu thuẫn, thường xuyên gây ra xích mích, cãi vã dẫn đến xô xác nhau.Vào ngày 10/09/2014 em trai và em dâu tôi đã xảy ra chút mâu thuẫn dẫn đến xung đột, em dâu tôi đã dùng kéo đâm vào ngực em trai tôi phải cấp cứu ngay trong đêm đó. Đến nay vết thương vẫn chưa lành, vẫn còn đau. Cùng với nhiều vấn đề không hay khác nữa cũng qua nhiều lần hòa giải vẫn không có tiến triển nên đã quyết định ly hôn.
Em trai tôi có 3 đứa con 2 trai 1 gái nếu muốn chia con thì phải chia như thế nào?
2, Về phần tài sản gồm có :
– 1 mảnh đất thừa kế mẹ cho
– 1 căn nhà
– 2 chiếc xe máy
– 1 ti vi
– 1 tủ lạnh
….. Cùng một số tài sản nhỏ khác .
Về mảnh đất thì đó là đất thừa kế của mẹ cho, nhưng vợ em tôi đã đòi đứng tên trên mảnh đất nên hai vợ chồng đều có tên trên thẻ đỏ đất. Vậy em trai tôi muốn lấy lại nguyên vẹn mảnh đất mà không chia cho vợ có được không? Việc này phải xử lý ra sao vậy luật sư?
Về căn nhà xây được 170 triệu trong đó tiền của mẹ tôi là 100 triệu và 3000 bờ-lô. Vậy sau khi ly hôn phải chia như thế nào? Những vật khác thì đó em trai tôi sắm sửa!
Trong quá trình thảo luần ly hôn vợ em tôi muốn chiếm khồng ít tài sản. Vậy em trai tôi phải giải quyết như thế nào để giữ lại mảnh đất thừa kế hương hỏa mà mẹ tôi cho cũng như những vấn đề khác phải giải quyết như thế nào cho hợp lý ? Tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn luật sư.
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn Luật Khai Nguyên tư vấn như sau:
Khi ly hôn nếu vấn đề con cái và tài sản không tự thỏa thuận được với nhau thì vợ chồng em bạn có thể nhờ tòa giải quyết và trình bày cụ thể trong đơn xin ly hôn.
* Xét trong trường hợp của vợ chồng em bạn, theo như nội dung bạn trình bày thì mảnh đất là cho riêng em trai bạn nhưng đã để em dâu bạn đứng tên, về mặt pháp lý đây có thể được xem là em trai bạn đã tự nguyện sáp NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG thể hiện thông qua việc để em dâu bạn cùng đứng tên trên giấy chủ quyền. Việc em trai bạn muốn lấy nguyên vẹn mảnh đất và không chia phần cho em dâu bạn là không thể nếu em dâu bạn không đồng ý.
Về phần đóng góp của mẹ bạn vào ngôi nhà thì mẹ bạn đóng góp dưới hình thức nào, cho chung hai vợ chồng để cải tạo nhà hay cho riêng có giấy tờ chứng minh không…?
Vấn đề chia tài sản sẽ được thực hiện theo quy định tại các điều sau, bạn có thể tham khảo thêm:
Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn – Luật hôn nhân gia đình
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Căn cứ theo quy định trên thì về nguyên tắc những tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng thì sẽ chia đôi, tài sản nào riêng thì vẫn thuộc sở hữu của người đó.
Thế nào là tài sản chung, bạn tham khảo ở quy định sau:
Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng – Luật hôn nhân gia đình 2000
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
*Về vấn đề quyền nuôi con được thực hiện theo những nguyên tắc chính sau:
+ Con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác.
+ Con trên 36 tháng tuổi xem xét điều kiện của 2 bên (kinh tế, văn hóa, điều kiện, môi trường chăm sóc nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho bé)
+ Con từ đủ 9 tuổi trở lên xem xét nguyện vọng của bé.
Bạn có thể tham khảo ở quy định sau:
Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn – Luật hôn nhân gia đình
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Nếu cần tư vấn thêm, xin vui liên hệ trực tiếp công ty Luật Khai Nguyên gặp tư vấn viên để được hỗ trợ hoặc truy cập mục HỎI ĐÁP VỀ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH để tìm hiểu thêm.
View more random threads:
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định
Cách đơn giản nhất để kiểm chứng sự nứng lồn của con gái là bạn thử không quan hệ với cô ấy trong vòng 1 tháng. Khi đó cô gái sẽ có các triệu chứng như hiền dịu quá mức, thẳng cọ sát vào người bạn và...
Liệu pháp phát hiện các cô nứng vùng kín