Là sản phẩm sử dụng để bảo vệ tính mạng và tăng thêm độ thoải mái cho người sử dụng xe máy. Các bạn đã thật sự nắm rõ về chiếc nón bảo hiểm mà mình đang đội?

Phân loại mũ bảo hiểm

nón bảo hiểm có thể phân ra thành các loại Fullface, Modular, Motocross, Jet, Openface (hay còn gọi là ¾), Half face



Theo thứ tự ở trên, Fullface là an toàn nhất và kém an toàn nhất là Half face.



Các chuẩn của nón bảo hiểm

Hiện trên thế giới có nhiều chuẩn về mũ bảo hiểm, nổi tiếng nhất là các chuẩn: SNELL, DOT, ECE. Nếu đội nón mà thấy có mấy dấu này phía sau thì các bạn cứ yên tâm nhé






Chuẩn của Việt Nam là QCVN, thể hiện qua tem CR.

Chất liệu của mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm gồm 2 phần chính: vỏ nón và mút xốp. Ngoài ra, với các dòng mũ bảo hiểm fullface lật cằm, modular, jet thì sẽ còn có thêm kính chắn gió, chống nắng.




Vỏ nón thường được làm từ nhựa ABS (nặng, độ bền vừa phải), sợi thủy tinh (nặng vừa, độ bền trung bình) hoặc nhựa carbon (nhẹ, độ bền cao). Vỏ nón có nhiệm vụ chống vỡ để giữ an toàn cho đầu chúng ta, nó là lớp đầu tiên chịu sự va chạm với mặt đường, nên vỏ nón càng cứng thì càng tốt, cứng tới mức búa đập không vỡ thì càng ngon!




mũ carbon của các hãng danh tiếng có giá rất mắc, nên đa phần chọn mũ nhựa ABS là đủ yên tâm rồi.

Một số hãng tào lao trên thị trường sử dụng cả nhựa PP để trộn với nhựa ABS, sau đó đúc thành vỏ mũ. Nhựa PP là nhựa tương tự như nhựa dùng làm chai nước ngọt. Nhựa PP rất dẻo, nhưng khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì sẽ trở nên giòn và dễ vỡ. Sau khi dùng nón này tầm 6 tháng, một cú rơi nhẹ cũng có thể khiến nón bị vỡ!




Cách nhận biết nón có tốt hay không là cầm một bên mép mũ để ép vào thử, nếu thấy ọp ẹp thì có nghĩa là chất lượng không đảm bảo.

Lưu ý, một chiếc mũ xịn khi tháo lớp mút lót ra, nếu ép vào thì cũng cảm giác ọp ẹp, nhưng đó chỉ là cảm giác, vì nếu những chiếc mũ kia tháo lớp mút ra thì còn ọp ẹp hơn! Để chắc chắn, hãy thử khi mũ đã được gắn đầy đủ phụ kiện, cầm trên tay một chiếc nón xịn (không phải cứ xịn là đắt) và một chiếc nón dở hơn, bạn sẽ cảm nhận được ngay!




Mút xốp được làm từ xốp (tất nhiên!), xốp càng đạt chuẩn thì nón càng an toàn. Nếu như vỏ nón giúp chống vỡ, thì mút xốp lại đảm nhiệm vai trò hấp thu xung động, vì vậy có nhiều khi tai nạn xong mũ không vỡ mà người vẫn bị chấn thương sọ não là do lớp mút xốp bị lão hóa. Sau một thời gian sử dụng ngoài môi trường nắng mưa (với mũ thường thì 2 năm, mũ xịn thì tầm 4 năm), lớp mút xốp này bị lão hóa đi và bạn phải thay nón bảo hiểm mới để đảm bảo an toàn.




Một số người có quan điểm rằng mũ bảo hiểm tốt thì té xuống phải vỡ, vì nó vỡ nghĩa là nó hấp thu hết xung động và đã bảo hiểm được đầu. Điều này đúng mà chưa đủ!




Lớp vỏ nón có nhiệm vụ hấp thu lực đầu tiên, nó có nhiệm vụ bảo vệ những thành phần bên trong khỏi sự ma sát, tiếp xúc với mặt đường, nên nó không được vỡ! Nhưng nó cũng không được dẻo dai như chai nước ngọt, ngã kiểu gì cũng lún vô như trái banh, không tài nào vỡ được… Nếu mà không vỡ được thì đầu cũng sẽ lún vào mấy phân!




Thành ra, vỏ nón phải không được vỡ, không được lún, ngã xuống phải thấy có dấu hiệu va chạm trên nón, có thể là trầy nhẹ, hoặc có dấu nứt trên mũ.

Lớp vỏ mũ sau khi bị va chạm sẽ truyền xung động vào vỏ nón và được vỏ nón hấp thụ một phần, phần còn lại tới phiên…đầu chúng ta hấp thụ. Với những chiếc mũ tốt, 90% xung động đã được loại bỏ và người sử dụng có thể tránh được những nguy hiểm đối với phần đầu.




Kính chắn gió

Kính chắn gió có nhiều loại, với các loại nón rẻ tiền thì kính chỉ có duy nhất một tác dụng là … chống gió!

Với những loại nón cao cấp hơn, kính chắn gió còn có tác dụng chống vỡ, giúp tăng độ an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, kính của nón mắc tiền còn hạn chế bám sương, bám nước mưa, giúp bạn đi trong các điều kiện sương mù và mưa tốt hơn.




Chưa hết, kính chắn gió của một số hãng còn trang bị tính năng chống tia UV, giúp người sử dụng không bị đen khi lái xe ngoài trời nắng trong nhiều giờ!

Một số dòng nón như Zeus Zs-202FB còn trang bị 2 lớp kính: một lớp kính râm dùng để đi khi trời nắng, một lớp kính trắng để đi khi ban đêm. Nói chung thì cái độ thoải mái và an toàn của các bạn sẽ tỷ lệ thuận với số tiền mà bạn bỏ ra khi mua mũ bảo hiểm.




Xe nào thì nón đó






Các quy chuẩn đều là tương đối, mỗi kiểu nón ban đầu được làm ra để phục vụ cho một loại xe khác nhau. Nhìn chung thì mỗi loại mũ đều có thể dùng với nhiều loại xe khác nhau.






Tại sao các bạn nên đội một chiếc nón bảo hiểm tốt?

Có thể bạn thấy tiếc tiền khi mua nón bảo hiểm tốt, vì “sợ mất”, vì “biết khi nào mới đội”, vì “có mấy khi đi xa đâu”, vì “có thấy người ta đội cái kiểu này đâu”…

Nếu các bạn tính kỹ, các bạn sẽ thấy là khi các bạn có nón bảo hiểm tốt, các bạn sẽ đội nó thường xuyên hơn! các bạn có thể đội nó khi đi trong thành phố, vừa chống bụi, chống nắng (bảo vệ mắt), giữ ấm tai nếu mùa đông và chống đen tai khi trời hè!




Tiếp nữa, ví dụ các bạn bỏ ra 1.5tr để mua cái mũ Zeus Zs-202FB; bạn sử dụng được 4 năm thì thay cái mới. Vậy tính ra mỗi năm các bạn bỏ ra khoảng 370k, tính cho tròn thì bạn bỏ ra 1k/ngày để sử dụng nó!




Để cho rẻ nữa, các bạn mua cái nón về và khi ai đó trong nhà cần đi xa, bạn cho họ mượn luôn

>> xem thêm : Đại lý mua mũ bảo hiểm ở vũng tàu

Nên mua nón bảo hiểm trong tầm giá nào?

Nói chung thì nếu bạn có điều kiện dư dả, hãy mua cái mũ mắc (và chất lượng cao) nhất mà các bạn có thể mua. Lưu ý, nhiều mũ mắc tiền chưa hẳn đã tốt, bởi vậy hãy cầm nón lên xe thật kỹ, tham khảo ý kiến từ nhiều người rồi hãy ra quyết định mua. bạn đang mua một chiếc nón để sử dụng trong nhiều năm, nên hãy dành thời gian để lựa chọn kỹ!




Với đại đa số người dùng, tầm giá từ 1-3 triệu là dễ mua và chất lượng cũng khá ổn. Có khá nhiều sự lựa chọn cho các bạn ở tầm giá này nên các bạn cứ thoải mái lựa chọn.